go top

Làm cách nào để Kenya có thể tận dụng được những lợi ích từ lượng mưa nơi đây

Trong tháng qua, Kenya đã có trận mưa lớn sau những ngày hạn hán xảy ra ở các vùng trong nước. (BRIAN OTIENO / AFP / Getty Images)

Trong tháng qua, ở Kenya đã có trận mưa lớn. Nó đến sau những trận hạn hán đã tàn phá các vùng trong cả nước. Moina Spooner của The Coversation Africe đã hỏi Maimbo Malesu cách để đất nước này có thể tận dụng tốt những ưu thế của những cơn mưa.

Thu gom nước mưa là gì và cơ chế hoạt động của nó như thế nào?

Thu gom nước mưa là việc thu gom, lưu trữ và sử dụng nước mưa. Điều thuận tiện của nó chính là bất kỳ ai cũng có thể làm và nó còn được điều chỉnh cho phù hợp theo bối cảnh của từng địa phương. Mỗi thiết kế có thể được tùy chỉnh cho phù hợp với nhu cầu của người sử dụng
.
Có một số loại hệ thống thu gom nước mưa, nhưng có ba loại chính:

Thu gom nước mưa tại chỗ đề cập đến việc tiến hành thu gom khi trời mưa. Hệ thống này rất hữu ích đối với các hệ thống sản xuất nông nghiệp sử dụng các lưu vực nhỏ. Ví dụ như những hố Zai (Zai pits), chúng là những hố vi sinh vật cố định nhỏ được đào trên mặt đất nơi muốn trồng loại cây trồng. Chúng ngăn nước chảy ra khỏi bề mặt và tránh gây xói mòn. Thay vào đó, nước được giữ lại và các loại cây có thể được trồng trong đó.

Nhắc đến loại tiếp theo đó là hệ thống lưu vực thoát nước. Đây là khi nước mưa rơi xuống mặt đất được truyền qua các kênh đào hoặc mương và được tích trữ lại ở các công trình lưu trữ như bể chứa, ao, hồ, đập cát và đập đất.

Khi xem xét các kế hoạch thu gom nước mưa quốc gia của Kenya, chính phủ ủng hộ các hệ thống thu hoạch nước thải dưới dạng các đập bởi vì chúng có thể cung cấp nước cho một lượng lớn dân cư. Đối với những đập lớn thì chi phí bình quân trên đầu người sẽ thấp hơn và chúng cũng có nhiều công dụng: sử dụng để tạo ra năng lượng điện, cung cấp nước và được sử dụng để giải trí. Tuy nhiên hệ thống phân phối nước này đắt và khó bảo quản. Ví dụ, 40% nước được xử lý ở Nairobi bị hao hụt do bị rò rỉ từ đường ống cũ, sự lắp đặt bất hợp pháp và trộm cắp.

Tiếp theo là hệ thống lưu vực mái. Điều này liên quan đến việc thu gom nước mưa từ các đỉnh mái nhà và lưu trữ nó ở các bể chứa bằng đất, nhựa, gạch bê tông hay xi măng ở trên hoặc dưới mặt đất.

Lập trường của Kenya đối với vấn đề thu gom nước mưa như thế nào – liệu có tiến hành trên phạm vi cả nước và ở cấp hộ gia đình hay không?

Dự trữ nước bình quân mỗi năm ở Kenya khoảng 500 mét khối bình quân trên đầu người nhưng nên cần phải dự trữ được 1.500 mét khối trên đầu người. Đây là con số tối thiểu để có thể đáp ứng tất những những nhu cầu trong nước bao gồm thực phẩm và quần áo. Mỗi năm có khoảng 5.000 đến 6.000 mét khối nước trên đầu người được lưu trữ. Ở Ethiopia khoảng 67.

Tại thủ đô Nairobi, quản lý nguồn nước về mặt đáp ứng như cầu và khả năng lưu trữ nước là cực kỳ thấp. Nhu cầu của toàn thành phố cần phải đáp ứng là 770.000 mét khối trên một ngày và nguồn cung cấp hiện tại chỉ đạt 550.000 mét khối trên một ngày. Tuy nhiên chỉ có một nửa được sử dụng còn 40% còn lại bị thất thoát. 

Lượng lưu trữ nước của Kenya rất thấp. Có một số tổ chức khác nhau đang làm việc về vấn đề này. Ví dụ Hiệp hội Nước mưa Kenya chịu trách nhiệm nghiên cứu và đề ra chính sách nhưng hầu hết các hoạt động thu gom nước mưa đều không tiến hành đến những giai đoạn thí điểm.

Hiện nay thông qua liên minh tỉ đô (BDBA) tại Trung tâm Nông lâm Thế giới, chúng tôi đang thúc đẩy công nghệ ao nuôi cho các hệ thống nông nghiệp và hệ thống sản xuất nông nghiệp vùng khô hạn. Cho đến nay đã có kế hoạch xây dựng 250.000 hệ thống trên khắp Kenya để đảm bảo rằng các hộ nông dân nhỏ đang đồng thời cùng lưu trữ 250 mét khối nước. Số lượng này còn tiếp tục gia tăng thêm vì chính phủ muốn thúc đẩy việc áp dụng 1.000 mét khối ao nuôi.

Chúng tôi cũng đang phát triển các biểu đồ để xác định kích thước lưu trữ cho các vùng khác nhau của Kenya trong quan hệ đối tác với Đại học Nông nghiệp và công nghệ Jomo Kenyatta. Nếu biết kích thước và vị trí của mái nhà, bằng cách sử dụng các đồ thị, người ta có thể xác định kích thước cần thiết của bể chứa.

Những thách thức lớn mà đất nước phải đối mặt khi tiến hành thu gom nước mưa là gì?

  Thứ nhất là tài trợ: nông dân sản xuất nhỏ thường không đủ khả năng đầu tư vào việc thu gom nước mưa. Ví dụ như toàn bộ hệ thống từ khâu lưu trữ đến tưới tiêu và vận hành thì tốn kém. Một hệ thống 250 mét khối, cung cấp nước tưới trong ba tháng trên một mảnh đất rộng 1 Mẫu Anh sẽ tiêu tốn 3.000 USD.

 Vấn đề thứ hai là năng lực: những người nông dân không có bí quyết kỹ thuật để tìm kiếm địa điểm và xây dựng các công trình thu gom nước mưa.

 Thách thức thứ ba là chính sách: cần có sự hỗ trợ mạnh mẽ hơn từ chính quyền địa phương và quốc gia. Ví dụ, ở Nairobi, thu gom nước mưa trên tầng thượng bị cấm vì nó bị xem là đang cạnh tranh với Công ty cấp nước Nairobi –


Ảnh: Hạn hán ở Cape Town


công ty dựa vào nguồn thu nhập từ việc cung cấp nước. Luật pháp nên được thông qua để cho phép mọi người được thu gom nước mưa ở cấp độ trong nước.

Thứ tư, thiếu kiến ​​thức thị trường. Nông dân cần được giới thiệu những địa điểm tốt để bán nông sản của họ với giá thành tốt hơn để đủ tự tin rằng họ có thể bù đắp khoản chi phí đã đầu tư vào việc lưu trữ nước.

Và cuối cùng là những thách thức kỹ thuật như thiết kế, vận hành và bảo trì hệ thống thu gom nước mưa.

Liệu có bất kỳ quốc gia nào ở Châu Phi nào mà Kenya có thể học hỏi được không?

Trung tâm Nghiên cứu Lâm Nghiệp Thế giới (ICRAF) đang xúc tiến thu gom nước mưa ở vùng cận Sahara châu Phi thông qua mạng lưới Phí Nam và Đông Phi. Nó được tạo thành từ mạng lưới thu gom nước mưa quốc tế tại hơn 12 quốc gia.
Việc học hỏi trong mạng lưới xuyên quốc gia này cực kỳ có giá trị. Ví dụ, về hệ thống chủ sở hữu nhỏ và trong nước, không phải là những đập nước hoặc cơ sở hạ tầng lớn hơn thì Kenya là một quốc gia hàng đầu. Nhưng nó ít nhiều kết thúc ở mức độ thí điểm. Trong khi đó, Ethiopia cung cấp những hướng dẫn đáng giá trong việc quản lý lưu vực, sử dụng các phương pháp tiếp cận (như đảm bảo nông nghiệp luôn tiến hành đúng khu vực) để đảm bảo nước chảy vào một khu vực chung và không gây xói mòn đất.

Điều này rất quan trọng vì nó làm giảm nguy cơ ngập lụt. Ở Kenya có rất nhiều đất trong các hệ thống sông đồng nghĩa với việc tốc độ chảy của nước tăng lên, đất được lắng xuống hạ lưu và nguy cơ lũ lụt tăng lên ở vùng trũng.

Nếu Kenya tính đến những thực tiễn này thì sẽ không chỉ đảm bảo có đủ nước để đáp ứng cho nhu cầu trong thời kỳ khô hạn mà còn đảm bảo rằng khi trời mưa thì nguy cơ thiệt hại và lũ lụt sẽ ít hơn.

 
https://www.usnews.com/news/best-countries/articles/2018-05-23/how-kenya-can-take-advantage-of-its-rainfall


 
Thông báo

Bạn có chắc chắn muốn thoát ra không?

Thông báo

Bạn có đồng ý với các điều khoản trên và tiến hành tải tài liệu?

Đồng ý Không
Bạn chưa có tài khoản?

Đăng Ký

Vui lòng đăng ký tài khoản theo biểu mẫu bên dưới

Các ô có dấu* cần điền đầy đủ thông tin

Đăng Ký Nội Dung
Bạn đã có tài khoản
Vui lòng Đăng Nhập
Bạn đã có tài khoản

Đăng Nhập

Vui lòng đăng nhập tài khoản của bạn

Các ô có dấu * cần điền đầy đủ thông tin

Quên mật khẩu
Bạn chưa có tài khoản? Vui lòng Đăng Ký
Quên mật khẩu

Bạn quên mật khẩu, vui lòng nhập mail để lấy lại mật khẩu

Thông báo

Đăng ký thành công

Đồng ý
Xác nhận quyền truy cập thống kê

Đăng Nhập

Vui lòng nhập mật khẩu

Đặt Lại Mật Khẩu

Đặt Lại Mật Khẩu